Lời giới thiệu
Chương trình thí nghiệm vật lý đại cương của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh chia thành hai học phần chính. Thí nghiệm vật lý 1, thuộc các chủ đề cơ học và nhiệt học. Thí nghiệm vật lý 2, thuộc các chủ đề điện-từ, sóng điện từ, quang học. Cuốn sách này cung cấp tài liệu học tập học học phần Thí nghiệm vật lý 1 nói trên.
Song hành với sự phát triển của nhà trường, sự quan tâm đầu tư đúng mức cho cơ sở vật chất đã đưa lại kết quả rõ nét trong đào tạo. Nhiều thiết bị thí nghiệm vật lý đã tích hợp các linh kiện cảm biến điện tử, kết nối máy tính. Điều này không chỉ giúp cho việc ghi lại số liệu thực nghiệm thuận tiện hơn, mà còn giúp sinh viên các ngành kỹ thuật có cái nhìn rõ hơn về ứng dụng của quang-điện tử và tự động hoá trong việc ghi lại các đại lượng vật lý.
Sách viết theo phong cách đưa lý thuyết tiến gần lại với quy trình thực nghiệm. Cấu trúc mỗi bài bao gồm: Mục đích thí nghiệm – Lý thuyết – Nguyên lý phép đo – Quy trình thí nghiệm – Xử lý dữ liệu – Câu hỏi kiểm tra. Trọng tâm hướng dẫn nằm ở phần “Nguyên lý phép đo”, giúp người học nắm được bản chất vấn đề trước khi bước vào “Quy trình”. Phần “Xử lý dữ liệu” không chỉ hướng dẫn cách thức tính toán, mà còn dẫn dắt người học đi tìm quy luật vật lý chứa trong bộ dữ liệu đã thu thập trước đó.
Về nội dung, giáo trình bám theo đề cương chi tiết của học phần lý thuyết “Vật lý 1”. Mặt khác, mỗi bộ thiết bị lại có thể giúp tiến hành nhiều bài khác nhau thuộc cùng nhóm chủ đề. Do đó, các bài hướng dẫn đánh số theo thiết bị, và phân chia thành A, B, C theo từng bài cụ thể. Ví dụ, thiết bị số 2 có thể làm 3 bài thí nghiệm với số hiệu: Bài 2A, Bài 2B, Bài 2C.
Thí nghiệm vật lý cũng chính là môn vật lý, nhưng thay vì nghe thuyết giảng, người học tiếp cận tri thức thông qua thực nghiệm. Để chuẩn bị tốt, học viên cần nắm bắt nguyên lý cốt lõi của bài thí nghiệm. Cuốn sách chính là cẩm nang trợ giúp các bạn trong suốt khoá học này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2020
Nhóm tác giả
- Lời giới thiệu
- Cách làm một bài thí nghiệm
- Cơ sở đo lường và sai số
- Khớp dữ liệu bằng hàm số giải tích
- Bài 2A: Khảo sát sự rơi tự do
- Bài 3A: Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném xiên
- Bài 3B: Tham số quỹ đạo của chuyển động ném xiên
- Bài 3C: Tổng hợp của chuyển động thẳng đều và rơi tự do
- Bài 4A: Chuyển động thẳng dưới tác dụng của lực không đổi
- Bài 4B: Cơ năng trong chuyển động thẳng
- Bài 5A: Lực và xung lực trong va chạm đàn hồi
- Bài 5B: Khảo sát chuyển động của hệ vật bằng cảm biến gia tốc
- Bài 6A: Khảo sát lực ma sát
- Bài 25A: Khảo sát sự phân bố điện trường giữa các điện cực
- Bài 26A: Xác định điện dung bằng sự phóng điện qua điện kế
- Bài 26B: Khảo sát quá trình nạp xả tụ điện trong mạch RC
- Bài 26C: Khảo sát mạch RC sử dụng máy phát âm tần
- Bài 26D: Khảo sát quá trình nạp xả tụ trong mạch RC qua biến thiên dòng điện
- Bài 27A: Xác định điện trở suất của vật dẫn
- Bài 28A: Khảo sát mạch điện trở nối tiếp và song song
- Bài 28C: Đo điện trở bằng mạch cầu Wheatstone
- Bài 30A: Xác định từ trường theo phương ngang của Trái đất
- Bài 31A: Nghiệm lại định luật Faraday
- Bài 33A: Khảo sát dao động tự do trong mạch RLC
- Bài 33B: Xác định điện dung và độ tự cảm qua dòng điện xoay chiều
- Bài 33C: Khảo sát mạch RLC với nguồn dao động cưỡng bức
- Bài 33D: Xác định độ tự cảm bằng phương pháp cộng hưởng
- Bài 35A: Nghiệm lại các định luật cơ bản của quang hình học
- Bài 37A: Khảo sát giao thoa ánh sáng
- Bài 38C: Phân tích quang phổ nguồn sáng bằng cách tử nhiễu xạ
- Bài 43A: Khảo sát đặc tuyến vôn-ampe của diode, Z-diode, LED
- Bài 43D: Khảo sát đặc tuyến vôn-ampe các linh kiện bán dẫn bằng dao động ký