Cách làm một bài thí nghiệm
Thí nghiệm vật lý chính là môn vật lý, nhưng tiếp cận theo phương pháp thực nghiệm. Mục tiêu cuối cùng giúp người học nghiệm lại lý thuyết đã học trên giờ thuyết giảng, củng cố lại kiến thức. Vì vậy, môn học này không chỉ yêu cầu học viên biết cách thao tác trên dụng cụ, mà còn trang bị sẵn kiến thức cơ sở trước khi tiến hành thí nghiệm. Sau thí nghiệm, học viên cần xử lý kết quả, đưa ra nhận định và trình bày trong bản báo cáo.
Một bài thí nghiệm tiến hành theo quy trình miêu tả sau đây.
Chuẩn bị
Bước 1: Đọc trước tài liệu ở nhà. Sinh viên cần nắm rõ mục đích của bài thí nghiệm, nắm được nội dung của định luật vật lý sẽ đi kiểm chứng, nắm sơ lược cấu tạo thiết bị và cách thức vận hành.
Bước 2: Soạn trang bìa cho bản báo cáo theo mẫu trong phụ lục. Trang bìa cần ghi rõ thông tin cơ bản của sinh viên hoặc nhóm sinh viên, mục đích thí nghiệm, sơ đồ thiết bị, phương trình, định luật vật lý cần kiểm chứng. Ngoài ra cần soạn sẵn các bảng dữ liệu để trống.
Tiến hành
Bước 3: Trình bày cho giáo viên bản báo cáo đã chuẩn bị.
Bước 4: Trả lời những câu hỏi của giáo viên, bằng ghi chép hoặc vấn đáp, liên quan đến tinh thần chuẩn bị cho bài thí nghiệm.
Bước 5: Tiến hành làm thí nghiệm sau khi đã được cho phép.
Bước 6: Trình bày số liệu đo được dưới dạng bản nháp.
Nếu số liệu chưa ổn, sinh viên cần kiểm tra và làm lại phép đo từ Bước 5 đến khi nào thành công, rồi chuyển qua Bước 7.
Bước 7: Ghi chép số liệu vào bản báo cáo, trình giáo viên xác nhận.
Báo cáo
Bước 8: Tính toán số liệu theo hướng dẫn trong mỗi bài.
Bước 9: Vẽ đồ thị từ dữ liệu đo hoặc tính toán được.
Bước 10: Viết nhận định, phân tích, kết luận để hoàn tất báo cáo.
- Lời giới thiệu
- Cách làm một bài thí nghiệm
- Cơ sở đo lường và sai số
- Khớp dữ liệu bằng hàm số giải tích
- Bài 2A: Khảo sát sự rơi tự do
- Bài 3A: Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném xiên
- Bài 3B: Tham số quỹ đạo của chuyển động ném xiên
- Bài 3C: Tổng hợp của chuyển động thẳng đều và rơi tự do
- Bài 4A: Chuyển động thẳng dưới tác dụng của lực không đổi
- Bài 4B: Cơ năng trong chuyển động thẳng
- Bài 5A: Lực và xung lực trong va chạm đàn hồi
- Bài 5B: Khảo sát chuyển động của hệ vật bằng cảm biến gia tốc
- Bài 6A: Khảo sát lực ma sát
- Bài 25A: Khảo sát sự phân bố điện trường giữa các điện cực
- Bài 26A: Xác định điện dung bằng sự phóng điện qua điện kế
- Bài 26B: Khảo sát quá trình nạp xả tụ điện trong mạch RC
- Bài 26C: Khảo sát mạch RC sử dụng máy phát âm tần
- Bài 26D: Khảo sát quá trình nạp xả tụ trong mạch RC qua biến thiên dòng điện
- Bài 27A: Xác định điện trở suất của vật dẫn
- Bài 28A: Khảo sát mạch điện trở nối tiếp và song song
- Bài 28C: Đo điện trở bằng mạch cầu Wheatstone
- Bài 30A: Xác định từ trường theo phương ngang của Trái đất
- Bài 31A: Nghiệm lại định luật Faraday
- Bài 33A: Khảo sát dao động tự do trong mạch RLC
- Bài 33B: Xác định điện dung và độ tự cảm qua dòng điện xoay chiều
- Bài 33C: Khảo sát mạch RLC với nguồn dao động cưỡng bức
- Bài 33D: Xác định độ tự cảm bằng phương pháp cộng hưởng
- Bài 35A: Nghiệm lại các định luật cơ bản của quang hình học
- Bài 37A: Khảo sát giao thoa ánh sáng
- Bài 38C: Phân tích quang phổ nguồn sáng bằng cách tử nhiễu xạ
- Bài 43A: Khảo sát đặc tuyến vôn-ampe của diode, Z-diode, LED
- Bài 43D: Khảo sát đặc tuyến vôn-ampe các linh kiện bán dẫn bằng dao động ký