Hàm sóng
Sóng là quá trình lan truyền xung. Một sóng phẳng lan truyền theo chiều dương của trục \(x\) và không bị biến dạng theo thời gian được miêu tả qua hàm sóng có dạng:
\[\psi(x,t)=\psi(x-vt),\label{eq:1}\tag{1}\]
trong đó \(v\) – tốc độ truyền sóng. Tại thời điểm \(t=0\), sóng có dạng hàm \(\psi=\psi(x,0)\). Khi thời gian trôi qua, tại thời điểm \(t\) sau mốc \(t=0\) hàm sóng vẫn giữ nguyên hình dạng \(\psi(x,0)\), nhưng bị kéo sang phải một đoạn đường bằng \(vt\), trở thành dạng \(\eqref{eq:1}\).
Để cho dễ hình dung, ta hãy lấy ví dụ về một sóng có hình dạng đơn giản, sóng vuông, có hình dạng tại thời điểm ban đầu \(t=0\) là một xung hình vuông có chiều cao \(C=10\) và độ dài \(a=4\cdot 10^{-10}\,\mathrm{m}\):
\[\psi(x,0)=\begin{cases}C&\mathrm{khi}\ x\in(0,a)\\0&\mathrm{khi}\ x\notin(0,a)\end{cases}\label{eq:2}\tag{2}\]
Xung vuông \(\eqref{eq:2}\) có hình dạng và vị trí ban đầu như miêu tả trên hình 1.
Muốn cho xung vuông \(\eqref{eq:2}\) di chuyển sang phải theo chiều dương của trục \(x\) với vận tốc \(v\), ta thay biến \(x\) trong \(\eqref{eq:2}\) thành \(x-vt\):
\[\psi(x,t)=\begin{cases}C&\mathrm{khi}\ (x-vt)\in(0,a)\\0&\mathrm{khi}\ (x-vt)\notin(0,a)\end{cases}\label{eq:3}\tag{3}\]
Khi ấy phương trình \(\eqref{eq:3}\) đã thực sự làm một hàm sóng. Trong Matlab, hàm sóng \(\eqref{eq:3}\) có thể diễn tả qua các dòng lệnh dưới:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 |
Đây là kết quả mô phỏng sự lan truyền sóng vuông khi sử dụng code chương trình đầy đủ bên dưới:
Tương tự ta cũng có thể mô phỏng sự lan truyền của xung tam giác có dạng hàm số:
\[\psi(x,0)=\begin{cases}kx&\mathrm{khi}\ x\in(0,a)\\0&\mathrm{khi}\ x\notin(0,a)\end{cases}\label{eq:4}\tag{4}\]
bằng cách thay \(x\) trong \(\eqref{eq:4}\) thành \(x-vt\):
\[\psi(x,t)=\begin{cases}k(x-vt)&\mathrm{khi}\ (x-vt)\in(0,a)\\0&\mathrm{khi}\ (x-vt)\notin(0,a)\end{cases}\label{eq:5}\tag{5}\]
Trong Matlab, hàm sóng \(\eqref{eq:5}\) có thể viết thành lệnh:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 |
Một trường hợp hết sức đặc biệt, thậm chí có vai trò quan trọng trong bộ môn cơ học lượng tử, cần nhắc đến là sóng sin, hay sự lan truyền dao động điều hoà:
\[\psi(x,t)=C\cdot\cos[k(x-vt)]=C\cdot\cos(kx-\omega t),\label{eq:6}\tag{6}\]
trong đó \(k\) và \(\omega\) liên hệ với nhau qua vật tốc \(v=\omega/k\). Ở đây \(k\) được gọi là số sóng, còn \(\omega\) là tần số góc, hay đơn giản là tần số. Số sóng thể hiện “độ giãn” của sóng trong không gian, còn tần số thể hiện “nhịp độ” của sóng theo thời gian:
\[k=\frac{2\pi}{\lambda},\qquad\omega=\frac{2\pi}{T}.\]
Trong Matlab, sóng điều hoà hình sin \(\eqref{eq:6}\) có thể viết thành lệnh:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 |
Và cho ra kết quả mô phỏng như hình dưới.
Thực tế cho thấy việc sử dụng hàm phức tỏ ra thuận tiện hơn nhiều so với hàm lượng giác. Do vậy trong cơ học lượng tử, người ta thường biểu diễn sóng sin \(\eqref{eq:6}\) dưới dạng hàm phức:
\[\psi(x,t)=Ce^{i(kx-\omega t)}.\label{eq:7}\tag{7}\]
Nguyên tắc của việc chuyển đổi này hết sức đơn giản: giá trị của hàm sóng chỉ thực sự nằm ở phần thực của hàm phức \(\eqref{eq:7}\):
\[Ce^{i(kx-\omega t)}=C[\cos(kx-\omega t)+i\cdot\sin(kx-\omega t)].\]
Để hiểu thêm về số phức và những thao tác trên nó, cần đọc bài “Hình học của số phức“.
Code chương trình
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 | function wave_function % Created by Tran Hai Cat % 2019.03.03 clc; clear variables close all global v t %% CONSTANTS h = 1.054e-34; m = 9.1095e-31; q_element = 1.6e-19; Angstrom = 1e-10; %% INPUT PARAMETRS % Type of wave, choose one of: % square_wave, triangle_wave, sin_wave fun = 'square_wave'; E = 20*q_element; xmin = -2*Angstrom; xmax = 42*Angstrom; %% DATA PROCESSING x = linspace(xmin,xmax,500); dt = 2e-19; t = 0; v = sqrt(2*E/m); psi = feval(fun,x); %% FIGURE figure('name','Wave function','color','w','numbertitle','off'); hold on line_psi = plot(x/Angstrom,real(psi),'linewidth',2,'color','k'); axis([xmin/Angstrom xmax/Angstrom -20 20]); xlabel('x [Angstrom]'); ylabel('\Psi'); %% ANIMATION while 1 t = t+dt; psi = feval(fun,x); set(line_psi,'ydata',psi); pause(0.001); end function psi = square_wave(x) %% square wave global v t C = 10; a = 4e-10; lenx = length(x); psi = zeros(1,lenx); for i = 1:lenx if ((x(i)-v*t)>0) && ((x(i)-v*t)<a) psi(i) = C; end end function psi = triangle_wave(x) %% triangle wave global v t C = 10; a = 4e-10; lenx = length(x); psi = zeros(1,lenx); k = C/a; for i = 1:lenx if ((x(i)-v*t)>0) && ((x(i)-v*t)<4e-10) psi(i) = k*(x(i)-v*t); end end function psi = sin_wave(x) %% sin wave global v t C = 5; lambda = 5e-10; k = 2*pi/lambda; w = k*v; lenx = length(x); psi = zeros(1,lenx); for i = 1:lenx psi(i) = C*cos(k*x(i)-w*t); end |
- Hàm sóng
- Sóng de Broglie
- Nguyên lý bất định Heisenberg
- Phương trình Schrodinger
- Sóng de-Broglie với rào thế bậc thang
- Bó sóng với rào thế bậc thang
- Sự hình thành trạng thái dừng nguyên tử
- Phương trình dừng Schrodinger
- Giải phương trình Schrodinger bằng phương pháp bắn tên
- Trạng thái dừng trong hố thế vuông
- Dao động tử điều hoà – Phần 1
- Dao động tử điều hoà – Phần 2
- Máy phân tích phổ nhiễu xạ – Toán tử động lượng
- Máy phân tích quang phổ – Toán tử năng lượng
- Đại lượng có giá trị xác định đồng thời
- Mô-men động lượng
- Nguyên tử hidro trong trường hợp đối xứng cầu
- Nguyên tử hidro trường hợp tổng quát
- Đề cương ôn tập Cơ học lượng tử & Vật lý nguyên tử