Hệ thống định vị toàn cầu – so sánh giữa các quỹ đạo

Trên thế giới hiện nay hoạt động đồng thời nhiều hệ thống định vị toàn cầu. Trong tiếng Anh, nó được viết tắt bằng cụm từ GPS, có nghĩa: Global Positioning System. Có thể kể đến 3 hệ thống điển hình:

  • NavSTaR GPSNavigation Signal Timing and Ranging Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ, ngày nay quen gọi rút gọn là GPS như một danh từ riêng, mặc dù ban đầu nó là danh từ chung.
  • GloNaSS ГЛОНАССГЛОбальная НАвигационная Спутниковая Система: Hệ thống định vị vệ tinh của Liên xô và Nga.
  • Bắc Đẩu đạo hàng hệ thống – 北斗导航系统: Hệ thống dẫn đường mang tên Bắc Đẩu của Trung Quốc.

Ngoài ra còn có hệ thống định vị Gallileo của Liên minh châu Âu đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh.

Các hệ thống định vị toàn cầu
Nguồn ảnh: wikipedia

Mỗi hệ thống vệ tinh có nguyên lý truyền tin khác nhau. Bài viết này chỉ giới thiệu bức ảnh động thể hiện so sánh trực quan tầm cao và chu kỳ quay của vệ tinh trên mỗi hệ thống. Qua sơ đồ, ta thấy quỹ đạo địa tĩnh có bán kính rất lớn, khoảng 42 nghìn km từ tâm Trái đất, chu kì 23 giờ 56 phút. Trong khi đó các vệ tinh chụp ảnh, vệ tinh thời tiết lại bay ở quỹ đạo rất thấp và chu kì rất ngắn, chưa đầy 2 giờ cho mỗi vòng quay. Các vệ tinh GPS thuộc quỹ đạo gần như nằm giữa hai loại quỹ đạo nói trên.